Học Kì quân Đội
Muôn màu muôn vẻ của học kì quân đội chính là sự phản ảnh khá toàn diện về sức sáng tạo không ngừng của các tỉnh thành đoàn, các cơ sở đoàn. Điều đó thật đáng khích lệ. Với học kì quân đội, Trung tâm TTN miền Nam rất tự hào khi đã gieo nên 1 mầm xanh đầy sức sống cho các nơi trồng thành hoa thơm, thành quả ngọt. Đó là công sức và thành quả chung của tất cả mọi người, của chúng ta.
Thế nên, xin hãy đừng thương mại hóa một hoạt động đầy ý nghĩa và hấp dẫn các bạn trẻ này, xin hãy cùng chung sức, chung tay sáng tạo cho học kì quân đội thêm hay, thêm bổ ích. Hãy khơi gợi, tiếp sức và truyền lửa đam mê để HKQĐ tồn tại và phát triển trọn vẹn, mạnh mẽ và hoàn thiện. Hãy đến với các em, các chiến sỹ thân thương học kì quân đội bằng cái tâm trong sáng của những người làm công tác giáo dục. Các thầy cô, các anh chị điều phối viên, ban tổ chức phải làm sao cho các em tin tưởng được khi những bài giảng nhân văn ngập tràn cảm xúc yêu thương cho các chiến sỹ là có thực, phản ảnh qua chính những lời nói, hành động của những người đang trực tiếp dạy dỗ, huấn luyện cho các em, không giả tạo, đối phó hay chỉ tồn tại trên lý thuyết. Chỉ có thế, chúng ta mới tự hào rằng: chúng ta đã làm nên học kì quân đội. Và chỉ khi đó, giá trị của chúng ta mới có thể được gọi tên một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất.
Một mùa hè 2012 lại đến, chút suy tư cho học kì quân đội được xem như một chút chia sẻ với những người quan tâm, phụ huynh và các bạn học viên. Dù sao, tất cả chúng ta sẽ cùng gìn giữ tinh thần học kì quân đội – Thép đã tôi thế đấy – thêm đẹp mãi các bạn nhé….
Học kì quân đội là mô hình giáo dục kỹ năng dựa trên sự tác động của tập thể, tấm gương của giáo viên và điều phối viên trong khóa hoc ki quan doi nhầm để tác động cải hóa từng cá nhân tham gia. Nếu ở nước ngoài, đây thuần túy là một chương trình giáo dục theo thiết chế quân đội, thì khi về Việt Nam, yếu tố kỷ luật được gạn lọc bớt và thay vào đó đẩy mạnh những giá trị về gia đình, khơi dậy tình yêu thương, lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, anh chị em... thông qua những bài học và tấm gương hiếu thảo.
Trên thực tế cũng ghi nhận, nhiều phụ huynh vốn là tiến sĩ, bác sĩ nhưng không bảo ban được con vì khoảng cách tuổi tác. Song khi cho con tham gia những khóa học kỹ năng, các em đã có những thay đổi tích cực nhờ sự giúp đỡ các điều phối viên (vốn là những sinh viên, đoàn viên trẻ xuất sắc đã được đào tạo để am hiểu tâm lý tuổi teen).
Vì thế, theo bà Liên, sau khi trẻ tiếp thu được những bài học giá trị và thay đổi tâm tính theo hướng tích cực thì nhiệm vụ của gia đình phải tiếp tục "nuôi dưỡng" nó. "Chúng tôi cũng chỉ đóng vai trò là yếu tố xã hội phụ trợ, còn gia đình vẫn là nền tảng quan trọng nhất", bà khẳng định.
Mặc dù hiện nay chương trình học kì quân đội được biết đến như một mô hình giáo dục kỹ năng sống hiệu quả, song bản thân bà Liên cũng thừa nhận, sự biến đổi này không hoàn toàn giống nhau ở các học viên. "Có em thay đổi hoàn toàn 100% nhưng cũng có em chỉ được 1%, thậm chí có em không tiến bộ... Và chúng tôi vẫn tiếp tục ghi nhận ý kiến, học hỏi để thay đổi chương trình cho phù hợp hơn", bà nói.
Học kì quân đội,hoc ki quan doi,quân đội nhân dân,quân phục quân đội, quân đội việt nam, ngân hàng quân đội,phụ nữ quân đội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét