Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Ứng phó biến đổi khí hậu từ… bóng đèn

Việc sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, thu gom xác bóng đèn… cũng được xem là một biểu hiện của hành vi tiêu dùng bền vững

Sự kiện Giờ Trái đất 2013 vừa qua đã được nhiều người dân tắt đèn hưởng ứng. Dẫu vậy, không phải ai cũng biết ảnh hưởng của việc tiêu dùng điện tới biến đổi khí hậu (BĐKH) và sử dụng tiết kiệm điện trong đời sống hằng ngày.
đèn LED
Sử dụng đèn compact sẽ tiết kiệm 75% - 80% điện năng. Ảnh: TẤN THẠNH
Còn 60% hộ sử dụng bóng đèn sợi đốt
Năm 2012, tôi và một số cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về tình huống sử dụng bóng đèn tại 700 hộ gia đình thuộc 6 tỉnh, thành: Hà Nội, Lạng Sơn, TPHCM, Kiên Giang, Bình Định và Lâm Đồng - đại diện cho hành vi tiêu dùng của 25 triệu hộ dân cả nước.
Kết quả cho thấy số bóng đèn trung bình mỗi hộ là 14,3 cái. Loại được sử dụng nhiều nhất là bóng đèn huỳnh quang (50,5%), tiếp theo là bóng đèn compact (khoảng 40%), còn lại là đèn sợi đốt và đèn LED (chủ yếu dùng cho mục đích trang trí). Ở một số khu vực nông thôn, bóng đèn sợi đốt vẫn còn được ưa chuộng vì giá tương đối rẻ (khoảng 7.000 đồng/bóng) và khi mùa đông, cảm giác ấm áp có thể đến từ ánh sáng và sức nóng của bóng đèn sợi đốt.
Vẫn còn 60% hộ gia đình sử dụng đèn sợi đốt. Quá trình khảo sát ghi nhận không ít người cho rằng so với các thiết bị điện gia dụng: máy giặt, điều hòa, tivi, tủ lạnh..., điện cho chiếu sáng không tốn nhiều nên không cần tiết kiệm. Thậm chí, một số người còn chưa biết tới bóng đèn tiết kiệm điện. Đáng lưu ý là rất nhiều hộ gia đình cho rằng sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện sẽ… ảnh hưởng thị lực!
Như vậy, với khoảng 25 triệu hộ gia đình, số lượng bóng đèn đang được sử dụng tại Việt Nam khoảng 359 triệu cái. Ngoài ra, khoảng 25 triệu bóng đèn khác đang được sử dụng tại gần 1 triệu doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Tổng dung lượng thị trường là 384 triệu bóng đèn các loại.
Tiết kiệm điện là văn hóa
Từ năm 2011, nhiều dự án sử dụng tiết kiệm điện được triển khai trên cả nước. Điển hình là dự án loại bỏ bóng đèn sợi đốt thông qua việc chuyển đổi thị trường chiếu sáng tại Việt Nam (do Bộ Tài nguyên - Môi trường triển khai dưới sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thuộc chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc), với mục đích chuyển đổi việc sử dụng từ bóng đèn sợi đốt sang bóng tiết kiệm năng lượng.
Song song đó là một số chính sách và quy định liên quan đã được ban hành: Chiến lược quốc gia về BĐKH (nhấn mạnh nhiệm vụ tiết kiệm năng lượng để giảm phát thải khí nhà kính); Luật Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-1-2011).
Đặc biệt, ngày 12-9-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy định từ ngày 1-1-2013, không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông các sản phẩm đèn tròn (đèn sợi đốt), có công suất lớn hơn 60 W. Tuy nhiên, đến nay các nhà sản xuất bóng đèn có thị phần lớn vẫn còn nhiều băn khoăn bởi công nghệ đã đầu tư cho sản xuất bóng đèn sợi đốt vẫn còn sử dụng tốt.
Do vậy, để chuyển đổi hành vi và hướng người sử dụng bóng đèn điện theo định hướng tiêu dùng bền vững vẫn còn nhiều việc phải làm. Đối với Chính phủ và bộ, ngành có liên quan cần phân khúc thị trường bóng đèn theo mục đích sử dụng để đưa ra những quy định và hướng dẫn phù hợp cho các doanh nghiệp chuyển đổi dần quy trình và công nghệ sản xuất; đặt ra các yêu cầu về thu gom và tái chế bóng đèn đã qua sử dụng để không gây ô nhiễm môi trường.
Nếu không có cơ chế thu gom tốt, cho dù có tiết kiệm điện nhưng hành vi tiêu dùng bóng đèn này vẫn không thể được xem là tiêu dùng bền vững. Phạt nặng các trường hợp nhập lậu thiết bị chiếu sáng chất lượng kém qua đường tiểu ngạch, buôn bán các bóng đèn chiếu sáng không có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém.
Lãnh đạo các địa phương cần tăng cường nhận thức về đặc tính của các sản phẩm bóng đèn khác nhau và bảo đảm hiểu đúng về chất lượng của các sản phẩm bóng đèn tiết kiệm. Tuyên truyền, hướng dẫn để người dân thực hiện tiết kiệm điện năng lượng, sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện như một nét văn hóa nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Hơn 70 nước trên thế giới cùng tổ chức Ngày của Mẹ

Trong ngày này, con cái thường biếu mẹ và những phụ nữ quan trọng khác trong cuộc đời mình thiệp mừng, hoa và những món quà.
13/5, dân chúng từ hơn 70 quốc gia trên thế giới sẽ tổ chức kỷ niệm ngày của m hay còn gọi là Ngày Hiền Mẫu.
Ngày của Mẹ được biết lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập kỷ niệm nữ thần Isis hàng năm với một ngày nghỉ đặc biệt. Người ta tin rằng Isis là mẹ của những hoàng đế Ai Cập cổ, những nhà lãnh đạo của người Ai Cập.
Sau đó, dân chúng ở thời kỳ Hy Lạp và La Mã cũng kỷ niệm một ngày tương tự. Lễ hội tri ân được tổ chức thường niên vào mùa xuân, người Hy Lạp dùng ngày này để cúng hiến cho các nữ thần, đặc biệt là vị thần Rhea - Mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Cùng một cách thức, người La Mã cổ đại sau đó cũng kỷ niệm nữ thần của Tình Mẫu tử. Theo một tài liệu khác ghi lại, cổ sử La Mã tổ chức lễ hội mùa xuân Hilaria để tưởng nhớ mẫu chúa Cybele vào ngày 15/3. Tuy nhiên lễ hội này khá tốn kém, gây phẫn nộ trong quần chúng khi kéo dài ba ngày bao gồm các hoạt động diễu hành, trò chơi và những dạ hội giả trang, lễ hội đã khép lại ngay sau đó không lâu.
Ngày của mẹ
Ngày của mẹ

Cũng có tài liệu khẳng định rằng gốc lịch sử ngày của m được tìm thấy ở Anh Quốc vào khoảng năm 1600. Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục Sinh 40 ngày để tri ân các bà mẹ. Vào ngày của mẹ, người ta thường mang hoa, bánh nhân trái cây đến tặng và tri ân các bà mẹ của mình. Tuy nhiên, phong tục này bị quên lãng vào thế kỷ thứ 19.
Ngày lễ này được khởi xướng trở lại sau thế chiến thứ hai tại Mỹ do bà Anna Marie Jarvis đấu tranh xác lập tại phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ. Bà Anna Marie Jarvis quyết tâm thực hiện di nguyện của người mẹ quá cố của mình.
Người mẹ của bà Anna khi còn sống là một nhân viên an sinh, luôn đấu tranh để làm rạng danh các bà mẹ, tri ân công sức của họ trong đời sống và vì hòa bình. Sau khi người mẹ mất, cộng thêm thái độ thờ ơ lãnh đạm của người dân Hoa Kỳ với thân mẫu của mình càng thôi thúc quyết tâm của bà. Sau nhiều năm đấu tranh quyết liệt, vào năm 1911, Ngày của Mẹ được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang ở Mỹ. Vào ngày 8/5/1914, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký quyết định ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm hàng năm là Ngày của Mẹ.
Trong những năm cuối cùng của thập niên 60, nhiều quốc gia Trung Đông bắt đầu chính thức kỷ niệm Ngày của Mẹ. Ngày của Mẹ ở Trung Đông bắt đầu vào năm 1956. Lên ý tưởng cho ngày này là hai phóng viên. Cảm động trước những câu chuyện về những người mẹ đã hy sinh cho gia đình, hai phóng viên đã cổ vũ độc giả ủng hộ để thiết lập Ngày của Mẹ. Độc giả đã chọn ngày kỷ niệm là ngày 21/3, ngày đầu tiên của mùa xuân.
Ngày của Mẹ ở Trung Đông là thời gian dành cho mọi gia đình nhận biết tầm quan trọng của những người mẹ. Con cái thường mua những món quà cho mẹ chúng và những phụ nữ quan trong khác trong cuộc đời của mình. Ở những quốc gia như Pakistan, Mexico, Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày 10/5.
Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức ở nhiều quốc gia như Nga, Anh Quốc, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản… và không ngừng lan rộng đến các quốc gia khác. Tuy các ngày kỷ niệm có khác nhau nhưng đều ấn định vào tháng 5 hàng năm. Ngày này, con cái biếu mẹ của mình những thiệp mừng, hoa và những món quà khác.
Đa số các quốc gia trên thế giới ăn mừng ngày của m với các phong tục bắt nguồn từ Bắc Mỹ và châu Âu. Khi được phổ biến tại các nước, ngày của m đôi khi được thay đổi đôi chút để phản ảnh nền văn hóa từng nơi, một số nước để hợp nhất ngày lễ này với những sự kiện quan trọng của bản xứ.
Một số nước đã có sẵn một ngày lễ hội dành riêng cho người mẹ và vay mượn thêm các tục lễ của Ngày Hiền Mẫu, như là việc con cái tặng hoa cẩm chướng cũng như là thiệp viết bằng tay cho mẹ mình. Tại những quốc gia mà Ngày Hiền Mẫu chưa được phổ biến, giới truyền thông nhắc đến ngày lễ này như là một cách giới thiệu văn hóa của nước ngoài.
Tại Việt Nam, Ngày Của Mẹ mới thực sự nở rộ trong những năm gần đây. Trước đó, người Việt Nam cũng có một ngày để dành cho những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình đối với mẹ của mình, đó là ngày Lễ Vu Lan. Mục đích ngày Lễ Vu Lan và Ngày Của Mẹ đều như nhau nhưng đối với những người làm con, thì ngày nào cũng là ngày báo hiếu chứ không phải cả năm chỉ có hai ngày để thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm và báo hiếu cha mẹ./.