Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Học Kì Quân Đội-Quân Đội Hậu Cần

Học Kì Quân Đội


Rất nhiều cuộc gọi của Phụ huynh và các cơ sở đoàn trong suốt hơn tháng qua, chung quanh chỉ một ý quan trọng “học kì quân đội của Trung tâm TTN miền Nam” đang giới thiệu có khác gì với các học kì quân đội mà chúng tôi thấy cũng có giới thiệu khắp nơi”. Cũng nhiều ý kiến trao đổi qua lại, cũng đề nghị nào là nên xác định tác quyền của học kì quân đội, nên ra thông báo đề nghị các đơn vị khác không được sử dụng tên gọi Học kỳ quân đội, nào là phải đăng báo để giải thích cho mọi người hiểu về Học kỳ quân đội..v..v.
học kì quân đội

Các nhà tổ chức cứ trăn trở những điều ấy, thế nhưng có một điều mà mọi người lại  ít quan tâm: học kì quân đội sẽ làm những gì cho các bạn trẻ, sẽ làm sao để trở thành một hoạt động giáo dục hay, hấp dẫn, thu hút nhiều đối tượng từ những em học sinh thành phố đến những em nghèo nông thôn, từ những em đã từng được ấp ủ trong vòng tay yêu thương, đầy đủ của cha mẹ, gia đình đến những em học sinh còn chưa đủ cái ăn, cái mặc hằng ngày, để học kì quân đội không phải là “Chương trình bạc triệu” như lời 1 Cựu chiến binh đã nói khi cầm lá đơn xin giảm học phí nộp cho cháu mình tham gia…
Tôi nhớ khi còn đang công tác ở Thành Đoàn Tp.HCM, cũng có 1 vài ý kiến đề nghị xác định xem ai là tác giả của Mùa hè xanh khi còn là Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè,  khi đó đã trở thành 1 chương trình tình nguyện thu hút rất đông đảo sự quan tâm của xã hội. Lúc đó, các đồng chí trong Ban thường vụ Thành Đoàn đã kết luận, đại ý, cũng chẳng nên chú ý quan tâm nhiều đến chuyện ai là tác giả, hãy cố gắng, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, mỗi người hãy đóng góp cho Mùa hè xanh trong học kì quân đội ngày càng phát triển sâu và rộng hơn. Đó mới là cách để cho 1 phong trào tồn tại và phát triển…
học kì quân đội-1

Năm 2007, khi ấy tôi còn làm trưởng Ban Quốc tế Thành Đoàn TP HCM, khi đề xuất chương trình học kì quân đội hình như không ai mặn mà lắm. Và cũng năm ấy, chương trình Sky – một loại hình trại tiếng Anh nổi lên như cồn. Cho đến năm 2008, khi về Phó Giám đốc khu đường Sông, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, đem ý tưởng này trình bày với chị Liên – ngày ấy là phó giám đốc trung tâm SYC, (giờ là Phó giám đốc phụ trách), rồi anh Huân – Giám Đốc Trung tâm SYC, anh Huân có vẻ không mặn mà lắm, nhưng chị Liên rất quyết liệt để làm chương trình. Sau khi xin ý kiến Ban Bí thư mà cụ thể là Bí thư thứ nhất TW Đoàn anh Võ Văn Thưởng (Bây giờ là bí thư tỉnh ủy tỉnh Quãng Ngãi), biết tôi và nhóm ekip sẽ thực hiện chính anh đồng ý ngay. Phải nói, mọi người đã chuẩn bị khá tốt cho chương trình đầu tiên, nhưng mức phí đóng 3,6 triệu ngày ấy là quá lớn cho 1 chương trình 10 ngày (có lẻ chưa có tiền lệ tại Việt Nam).
Chương trình học kì quân đội bắt đầu, 86 chiến sĩ đầu tiên đến với trung đoàn 88 (sư 302) anh hùng. Thiên nhiên hùng vĩ, xung quanh bao phủ bởi rừng. Đón chúng tôi là những trận mưa tầm tả, mưa ngút ngàn, nhưng những dãy nhà vang lên các cheer, trò chơi huấn luyện để bớt đi nổi nhớ nhà.
học kì quân đội-2

Đêm thứ 3, chúng tôi phát thư, các em khóc, có lẻ đây là lần đầu tiên tôi làm chương trình mà các em khóc nhiều như vậy. Sau khi vào rừng cho đến khu cấm, vào các giếng khô tìm kiếm; rồi trở về các con đường mòn, nghe chị bán hàng nước nói có một thanh niên mặc quân phục lúc chiều có đi qua đường này… Mọi người hối tôi gọi điện thoại cho gia đình, nhưng tôi bảo khoan, hãy chờ và tìm kiếm tiếp. Cho đến 8g30 tối, tôi gọi thông báo, hỏi em đó có về đến nhà chưa, có bà con gần đây không. Gia đình nói có nhà bà con ở thành phố Biên Hòa, tôi bảo nhờ anh chị gọi thử. Lúc sau, chuông ren lên tôi mừng phát khóc vì em đó đang ở nhà bà con, và em ấy, gia đình bây giờ mới nói, là một em nghiện game. Sau chương trình Linh, Hiếu, Cát Tiên, Sơn… vẫn tiếp tục tham gia ở các năm tiếp theo.
Học kì quân đội,hoc ki quan doi,quân đội nhân dân,quân phục quân đội, quân đội việt nam, ngân hàng quân đội,phụ nữ quân đội.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét